Việt nam – quá trình chống lại biến đổi khí hậu

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi đối thoại “Biến đổi khí hậu và các lựa chọn năng lượng sạch tại Việt Nam” diễn ra chiều nay, 5-9 tại Hà Nội. Sự kiện này do EuroCham và EVBN (Mạng lưới Doanh nghiệp EU – Việt Nam) đồng tổ chức nhân chuyến viếng thăm của bà Mary Robinson, Đặc phái viên Liên hiệp quốc phụ trách vấn đề El Nino và Khí hậu; cựu Tổng thống Ireland.

Việt nam – quá trình chống lại biến đổi khí hậu
Tại buổi đối thoại, bà Mary Robinson cho hay, bà đã có buổi nói chuyện với người dân trong một xã nhỏ của Việt Nam. Nhiều người nói rằng, họ đã bị thất thu từ vụ mùa vừa qua do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn và họ đang phải đi vay lãi để nuôi sống gia đình. Cộng đồng người dân ven biển thì thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế. Đây là những tác động rõ nét của biến đổi khí hậu và đang ảnh hưởng không công bằng với các tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn đang phải sử dụng năng lượng hóa thạch để đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam đã gửi báo cáo đóng góp dự kiến cho quốc gia tự quyết định (INDC) cho Ban thư ký Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. INDC của Việt Nam gồm hợp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hợp phần thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, xác định lộ trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 sẽ giảm 8% lượng phát thải so với kịch bản phát triển thông thường. Tuy nhiên, nếu nhận được hỗ trợ thì Việt Nam có thể giảm lượng phát thải khí nhà kính tới 25%.
Bà Mary Robinson cho hay, nếu không hỗ trợ cho năng lượng sạch thì thế giới sẽ có sự phân cực: một mặt các nước phát triển sử dụng năng lượng sạch và một mặt các nước đang phát triển sử dụng năng lượng hóa thạch, giá rẻ hơn. Điều này sẽ gây ra sự bất bình đẳng.
Tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay, Việt Nam là nước được đánh giá chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Do đó, Việt Nam đã chủ động ứng phó bằng nhiều hành động cụ thể mạnh mẽ. Về mặt quốc tế, Việt Nam đã tham gia đầy đủ các thỏa thuận quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu gồm Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto…
Ở trong nước, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản về ứng phó với biến đổi khí hậu như Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh…
Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp phải thách thức không nhỏ trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể, các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu còn thiếu và yếu; cơ chế phối hợp còn chưa hoàn thiện; nhu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu lớn nhưng nguồn lực còn thiếu, đặc biệt là các giải pháp công trình; chưa có đủ điều kiện để thực hiện các giải pháp phi công trình, như quy hoạch, trồng cây chắn sóng….
“Do đó, Việt Nam rất hoan nghênh nếu được quốc tế hỗ trợ thêm trong lĩnh vực này”, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nói.
- Công nghệ vũ trụ và nguồn năng lượng mặt trời
- Sử dụng năng lượng mặt trời ứng dụng cho thùng rác tự nén
- Biến sa mạc Sahara sẽ trở thành nơi trồng rau xanh và cung cấp năng lượng sạch
- Xích lô thân thiện môi trường chạy bằng năng lượng mặt trời
- Sáng chế pin năng lượng mặt trời từ ý tưởng của các bạn học sinh
- Cách tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà
- Phát triển công nghệ sinh học
- Các nhà khoa học Mỹ đang chế tạo mặt trời thu nhỏ
- Mái nhà hoàn toàn bằng các tấm năng lượng mặt trời
- Làm sạch nước bằng thiết bị năng lượng mặt trời
- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo
- Quốc gia nhỏ bé sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong 76 ngày liên tục
- Một số nguồn năng lượng sạch cho tương lai
- Lưu ý khi gia đình bạn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời
- Úc nơi năng lượng mặt trời sử dụng nhiều nhất
- Chiếc ô thông minh bằng năng lượng mặt trời
- Chiếc balo thần kì giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng
- Cuộc đua chế tạo pin mặt trời ai là kẻ chiến thắng?
- Bay vòng quanh thế giới bằng năng lượng mặt trời
- Thời đại sử dụng xăng dầu liệu có chấm dứt?